8:00-17:30
0773 11 22 33
Search Menu
 
 > Kiến thức pháp lý  > Vợ ngăn cấm chồng đi nhậu bị xử phạt như thế nào?

Vợ ngăn cấm chồng đi nhậu bị xử phạt như thế nào?

(TVPL)
Vợ có quyền ngăn cấm chồng đi nhậu với bạn bè hay không? Trường hợp ngăn cấm nào sẽ bị xử phạt như thế nào? Tháng 6 có đúng là tháng phòng chống bạo lực gia đình? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Vợ có được cấm chồng đi nhậu không?

Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 có quy định như sau:Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý”.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình nêu rõ: “Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này“.

Vợ cấm chồng ra ngoài ăn nhậu có thể bị phạt 10 triệu đồng

Hình ảnh minh họa

Theo đó, trường hợp người vợ hành vi ngăn cản người chồng gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý, cụ thể hơn ở đây là ngăn cấm chồng đi nhậu với bạn bè thì được xem là hành vi bạo lực gia đình và bị pháp luật nghiêm cấm.

2. Vợ ngăn cấm không cho chồng đi nhậu bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý như sau: ” Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó“.

Đồng thời, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải xin lỗi nạn nhân công khai khi có yêu cầu. (căn cứ vào khoản 4 Điều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quy hoạch phạt đến 500 triệu đồng

Theo đó, trường hợp người vợ có hành vi vi phạm nêu trên thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 05 đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, người vợ vi phạm còn phải xin lỗi công khai nếu người chồng có yêu cầu.

Tuy nhiên, tại đây cũng cần lưu ý, mức phạt nêu trên cũng áp dụng với người chồng có hành vi ngăn cản vợ mình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

3. Có đúng tháng 06 là tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình?

Thông điệp tuyên truyền kỷ niệm 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/ 6/2021) và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (tháng  6)Căn cứ theo Điều 7 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 có quy định về Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

1. Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình và tôn vinh giá trị gia đình. 

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo đó, định kỳ vào tháng 06 hằng năm sẽ thực hiện tổ chức sự kiện trên nhằm thúc đẩy hoạt động phòng, chống bạo lực và tôn vinh giá trị gia đình. Khi đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ đóng vai trò là cơ quan chủ trì để  phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình.

Tổng kết lại, hành vi ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý là một trong những hành vi được xem như bạo lực gia đình và bị pháp luật hiện hành ngăn cấm. Theo đó, người nào thực hiện hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt từ 05 đến 10 triệu đồng và buộc phải xin lỗi công khai khi có yêu cầu của nạn nhân.

mklaw

No Comments

Leave a Comment