8:00-17:30
0773 11 22 33
Search Menu
 
 > Kiến thức pháp lý  > Kiến thức chung  > Tự ý mua pháo về đốt ngày Tết, bị phạt như thế nào?

Tự ý mua pháo về đốt ngày Tết, bị phạt như thế nào?

Mỗi lần Tết đến xuân về, không thiếu các trường hợp vẫn tự ý mua pháo về đốt ngày Tết. Vậy tự ý mua pháo về đốt ngày Tết bị phạt như thế nào?

1. Có bị cấm mua pháo hoa về đốt trong ngày Tết không?

1.1 Quy định cấm sử dụng pháo hoa như thế nào?

Tại Chỉ thị 406-TTg ngày 08/8/1994 về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa).

Đến Điều 6 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, Chính phủ đưa ra các hành vi bị cấm gồm:

  • Chế tạo, sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng… pháo nổ trừ trường hợp được giao nhiệm vụ từ Thủ tướng Chính phủ
  • Chế tạo, sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng… trái phép pháo hoa, thuốc pháo
  • Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc vào nơi cấm hoặc khu vực được bảo vệ và mục tiêu bảo vệ
  • Mua bán, trao đổi, tặng cho, mượn và cho mượn, thuê và cho thuê, cầm cố… các loại giấy phép về pháo…

1.2 Các trường hợp được bắn pháo hoa

Những quy định này chỉ cấm các hành vi mua bán, sử dụng, đốt pháo hoa, thuốc pháo một cách trái phép mà các trường hợp dưới đây, người dân được sử dụng pháo tại Điều 9 Nghị định 137/2020/NĐ-CP gồm:

 Sử dụng pháo hoa do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp để biểu diễn, thi đấu và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

– Các trường hợp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật khi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

– Được coi bắn pháo hoa trong các dịp:

  • Tết Nguyên Đán: Bắn pháo hoa tầm cao hoặc bắn pháo hoa tầm thấp, trong khoảng 15 phút
  • Kỷ niệm ngày Quốc khánh, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày Chiến thắng Giải phóng hoàn toàn miền Nam tùy vào từng ngày mà có thời gian bắn và bắn tầm cao hay thấp khác nhau
  • Nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng, thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ 21 giờ ngày giải phóng hoặc thành lập các tỉnh, thành phố
  • Ngày hội văn hoá, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
  • Trường hợp khác

1.3 Các loại pháo hoa được bắn

Vào dịp Tết Nguyên Đán chúng ta sẽ được bắn pháo hoa nhưng phải đảm bảo chỉ bắn các loại pháo hoa được định nghĩa tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP:

b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Như vậy, pháo hoa được người dân sử dụng phải là loại không gây ra tiếng nổ.

Tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo hoa như sau:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Do đó, việc cá nhân mua và sử dụng pháo hoa chỉ được thực hiện thông qua đại lý và cửa hàng của Nhà máy Z121 thuộc Bộ Quốc phòng. Để mua pháo hoa, khách hàng phải đủ 18 tuổi và có đủ tính pháp lý. Khi đến mua, cần phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Người dân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ các quy định về cách sử dụng pháo hoa nói chung. Ngoài ra, việc đốt pháo hoa chỉ nên được thực hiện tại những nơi an toàn, tránh xa các vùng có nguy cơ cháy nổ cao và gần các khu dân cư.. Việc quản lý việc mua, bán và sử dụng pháo hoa thông qua đại lý và cửa hàng của Bộ Quốc phòng giúp kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng pháo hoa và đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.

2. Tự ý mua pháo về đốt trong ngày Tết bị phạt thế nào?

2.1 Xử phạt vi phạm hành chính

  • Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng: Mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (mua bán pháo hoa) mà không có giấy phép kinh doanh theo điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
  • Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng: Kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện về an ninh, trật tự khi chưa được cấp chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.

2.2 Chịu trách nhiệm hình sự

Vì pháo đã bị cấm buôn bán, sử dụng trên toàn quốc nên việc tự ý mua pháo về đốt trong ngày Tết có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội buôn bán, sản xuất, tang trữ và vận chuyển hàng cấm tại Điều 190, 191 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13.

Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ, số lượng và hậu quả mà mức tiền phạt cao nhất lên đến 9 tỷ đồng hoặc bị phạt tù cao nhất là 10 năm.

Trên đây là thông tin liên quan đến việc tự ý mua pháo về đốt ngày Tết bị phạt như thế nào? Ngày Tết đang đến gần, thị trường bán pháo đang rất rầm rộ. Do đó, người dân cần nắm chắc quy định này đề không phải mất tiền oan.

(LuatVietnam)

 

Cần hỗ trợ tư vấn vui lòng gọi: 0773 11 22 33 Theo dõi MKLaw tại đây
Gửi email về cho chúng tôi:  lawmk.minhkhanh@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/MKLawdn


Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, P. Hòa Thuận Đông, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.
Điện thoại: 0773 11 22 33
Email: lawmk.minhkhanh@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/MKLawdn

  

mklaw

No Comments

Leave a Comment