8:00-17:30
0773 11 22 33
Search Menu
 
 > Tư vấn pháp luật  > Luật hôn nhân  > Thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn

Thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Khi không muốn tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân thì pháp luật ghi nhận quyền chấm dứt hôn nhân của vợ/chồng bằng biện pháp ly hôn. Trong đó, có hai biện pháp cụ thể là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn.

Tiêu chí Thuận tình ly hôn Đơn phương ly hôn
Khái niệm Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn).  Đơn phương ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ chồng và không đồng thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản.
Bản chất Là việc dân sự, không có tranh chấp, hai vợ chồng cùng đồng ý ly hôn và cùng ký tên vào đơn yêu cầu tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn. Là vụ án dân sự, nghĩa là có tranh chấp xảy ra, một bên vợ hoặc chồng tự làm đơn yêu cầu tòa cho ly hôn và chỉ cần chữ ký của người này.
Sự tham gia của vợ và chồng
Cả vợ và chồng đều phải tham gia các phiên hòa giải, lấy lời khai và không thể ủy quyền cho người khác. (khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
 
Điều kiện Vào thời điểm viết đơn, ký đơn, gửi đơn, vợ chồng cùng tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc:
+ Đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai bên;
+ Quyền trực tiếp nuôi con, cấp dưỡng (hoặc tự nguyện không yêu cầu tòa giải quyết);
+ Tài sản chung và nợ chung.
Bên cạnh đó, nội dung thỏa thuận của vợ chồng cũng được xem xét sao cho bảo đảm được quyền lợi chính đáng của người vợ và người con khi ly hôn.
– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
– Nếu trong trường hợp “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”  thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
-> Khi thuộc một trong các trường hợp này này thì tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương. Người yêu cầu ly hôn đơn phương phải có nghĩa vụ chứng minh những căn cứ mà mình đã viết trong đơn khởi kiện.
Hạn chế quyền Không hạn chế quyền ly hôn đối với cả hai vợ chồng Chồng không được quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Hoà giải Các phiên hòa giải phải có sự tham gia của Viện Kiểm sát. Nếu vắng Viện Kiểm sát thì phiên hòa giải phải tạm hoãn. Các phiên hòa giải không cần sự tham gia của Viện Kiểm sát.
Nếu tại phiên hòa giải, vợ hoặc chồng đồng ý ly hôn thì tòa lập biên bản hòa giải thành và công nhận thỏa thuận ly hôn của vợ chồng. Thời gian tố tụng ngắn hơn.
Trình tự giải quyết  Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ kiểm tra đơn và gửi thông báo tạm ứng án phí.
– Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, Tòa án mở phiên hòa giải.
–  Trong 7 ngày làm việc, nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
 Sau khi nhận đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án xem xét thụ lý vụ án, thông báo để đương sự nộp tiền án phí và người nộp đơn phải giao biên lai nộp án phí tạm ứng để Tòa án xử lý vụ án.
– Tòa án tiến hành hòa giải và trường hợp hòa giải không thành thì mở phiên tòa xét xử.
Thời gian giải quyết là 4 tháng, kể cả trường hợp phức tạp thì chỉ được kéo dài thêm 2 tháng.

CÁC BƯỚC CẦN TIẾN HÀNH ĐỂ LY HÔN

1. Xác định tình trạng hôn nhân

– Các vấn đề cần phải xác định:

Vợ/chồng có bạo lực gia đình không?

Có vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ/chồng?

Có đồng thuận về việc ly hôn, các vấn đề tài sản chung, con chung?

Các chứng cứ chứng minh (tài liệu, video, ghi âm, người làm chứng…)

Mục đích của việc xác định các vấn đề nêu trên để lựa chọn thủ tục ly hôn phù hợp, là ly hôn thuận tình hay là ly hôn đơn phương.

2. Tiến hành hoà giải ở cơ sở

Mặc dù, theo quy định hiện hành chỉ khuyến khích hoà giải ở cơ sở, tuy nhiên đương sự nên tiến hành việc hoà giải ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) trước, và có lập biên bản hoà giải thành/hoà giải không thành để làm bằng chứng phục vụ cho việc khởi kiện ra Toà sau này.

3. Lựa chọn luật sư/đơn vị tư vấn luật

Vụ việc về ly hôn thường chứa đựng các mâu thuẫn mà bản thân các bên trong quan hệ hôn nhân không đủ bình tĩnh và sáng suốt để giải quyết. Đặc biệt, đối với những vụ án phức tạp liên quan đến tranh chấp tài sản chung và con chung thì việc thua kiện sẽ dẫn đến mất quyền sở hữu tài sản cũng như không có quyền nuôi con. Vì vậy, cần thiết để lựa chọn một công ty luật/luật sư tham gia để tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các bên tiến hành các thủ tục cần thiết, thu thập tài liệu chứng cứ nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, đảm bảo tính hiệu quả. MKLaw – chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn hôn nhân. Liên hệ tại đây để tiết kiệm thời gian của bạn.

 

mklaw

No Comments

Leave a Comment