8:00-17:30
0773 11 22 33
Search Menu
 
 > Kiến thức pháp lý  > Kiến thức chung  > Thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước được khai thác trong những trường hợp nào?

Thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước được khai thác trong những trường hợp nào?

Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.

1. Cơ sở dữ liệu căn cước bao gồm những thông tin gì?

Căn cứ vào Điều 15 Luật Căn cước năm 2023 quy định về thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước như sau:

 “1. Thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18, khoản 24 và khoản 25 Điều 9 của Luật này.

 2. Thông tin nhân dạng.

 3. Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.

 4. Nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu.

5. Trạng thái của căn cước điện tử. Trạng thái của căn cước điện tử được thể hiện dưới hình thức khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử.

Như vậy, thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm:

  • Thông tin Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Tên gọi khác; Số định danh cá nhân; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi sinh; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nhóm máu; Số chứng minh nhân dân 09 số; Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp; Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện; Nơi thường trú; Nơi tạm trú; Nơi ở hiện tại; Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích và Số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử.
  • Thông tin nhân dạng.
  • Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.
  • Nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu.
  • Trạng thái của căn cước điện tử. Trạng thái của căn cước điện tử được thể hiện dưới hình thức khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử.
1.jpg

Ảnh minh hoạ

2. Trường hợp nào được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 17 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP, các trường hợp được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm:

a) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

b) Cơ quan điều tra, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;

c) Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân;

d) Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước;

đ) Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt độ.”

3. Phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư 

Căn cứ vào khoản 2 Điều 17 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP quy định về đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước như sau:

“2. Phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước

a) Cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Điều 16 Nghị định này trên nền tảng định danh và xác thực điện tử, ứng dụng định danh quốc gia hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin;

b) Cá nhân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc qua ứng dụng định danh quốc gia;

c) Tổ chức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua nền tảng định danh và xác thực điện tử hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin;

d) Cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin“.

Theo đó, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm:

– Cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP trên nền tảng định danh và xác thực điện tử, ứng dụng định danh quốc gia hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin;

– Cá nhân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc qua ứng dụng định danh quốc gia;

– Tổ chức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua nền tảng định danh và xác thực điện tử hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin;

– Cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin.

4. Ai có thẩm quyền cho phép khai thác thông tin của công dân?

Theo Điều 9 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền cho phép khai thác, cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

1. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền cho phép cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động; tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử; tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên phạm vi toàn quốc theo phương thức quy định tại khoản 5 Điều 10 Luật Căn cước.

2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp tỉnh; tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện các dịch vụ công trên địa bàn quản lý khi có yêu cầu khai thác, cung cấp thông tin bằng văn bản.

3. Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp huyện, cấp xã và tổ chức khác có trụ sở chính trên địa bàn quản lý quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định này khi có yêu cầu khai thác, cung cấp thông tin bằng văn bản.

4. Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp cho cá nhân cư trú trên địa bàn quản lý quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định này khi có yêu cầu khai thác, cung cấp thông tin bằng văn bản.

Như vậy, thẩm quyền cho phép khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:

  • Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an;
  • Giám đốc Công an cấp tỉnh;
  • Trưởng Công an cấp huyện;
  • Trưởng Công an cấp xã.
mklaw

No Comments

Leave a Comment