8:00-17:30
0773 11 22 33
Search Menu
 
 > Kiến thức pháp lý  > Kiến thức chung  > PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP: KHOẢNG TRỐNG PHÁP LÝ VÀ KHUYẾN CÁO ĐẾN NHÀ ĐẦU TƯ

PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP: KHOẢNG TRỐNG PHÁP LÝ VÀ KHUYẾN CÁO ĐẾN NHÀ ĐẦU TƯ

Trong thời gian qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phát triển mạng mẽ, từ năm 2019 đến nay, khối lượng phát hành TPDN tăng nhanh, bình quân khoảng 467.000 tỷ đồng/năm, trong năm 2021 đạt mức 637.000 tỷ đồng. Quy mô thị trường đến cuối năm 2021 tương đương 15% GDP. Tuy nhiên, trong thời qua cũng xảy ra không ít những sai phạm trong hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiêu biểu như vụ án xảy ra tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh, Công ty Cổ phần VKC Holdings hay gần đây là tại  Công Ty Cổ phần tập đoàn đầu tư An Đông đã đặt dấu hỏi lớn về có hay không khoảng trống pháp lý trong hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp lợi dụng vào những khoảng trống đó để phát hành trái phiếu gây tổn hại nghiêp trọng đến quyền lợi nhà đầu tư, cũng như thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Những khoảng trống pháp lý trong hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp theo Luật chứng khoán 2019 và các văn bản có liên quan

Hiện nay còn có một số thiếu sót, bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và công tác quản lý nhà nước đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp mà tội phạm lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội, cụ thể:

Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về chào bán và giao dịch TPDN riêng lẻ, chào bán TPDN ra thị trường quốc tế và Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán quy định về chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng… Nhưng những văn bản pháp luật hiện hành vẫn chưa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị tư vấn phát hành trái phiếu và đơn vị kiểm toán trong hoạt động tư vấn, phát hành, chào bán và sử vốn huy động được từ việc phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp.

– Tại điểm c, khoản 1, Điều 9 Nghị định số 153/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định: “Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật ban hành” cần phải được giải thích, hướng dẫn cụ thể, không để doanh nghiệp phát hành lợi dụng, tạo dựng Báo cáo tài chính không đúng với thực tế năng lực tài chính tại thời điểm phát hành trái phiếu, hoặc tạo dựng 2 hệ thống sổ sách, biến lỗ thành lãi, làm đẹp báo cáo tài chính để che mắt, gian dối với cơ quan quản lý về điều kiện pháp hành trái phiếu. Đồng thời, chưa có các quy định về theo dõi, quản lý sử dụng dòng tiền huy động được của nhà đầu tư, để đảm bảo nguồn huy động trái phiếu sử dụng đúng mục đích phát hành và đúng quy định pháp luật, trong đó có cả những phương án phát hành trái phiếu để mua bán cổ phần tại các doanh nghiệp nội nhóm để tăng vốn “điều lệ ảo” hoặc sử dụng sai mục đích.

– Tại Mục 4 Chương II Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, còn sơ hở, bất cập như: Giao doanh nghiệp phát hành tự chịu trách nhiệm về việc công bố thông tin nhưng thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về tính chính xác, trung thực của thông tin doanh nghiệp đã công bố. Bên cạnh đó, quy định của pháp luật hiện nay về điều kiện và thủ tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp tương đối đơn giản nên nhiều doanh nghiệp thiếu vốn lợi dụng điều này để đưa ra mức lãi suất cao nhưng không có phương án kinh doanh khả thi. Nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng lớn gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu, liên tục huy động thông qua chia nhỏ thành nhiều đợt phát hành và tăng mức lãi suất để thu hút nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ gây rủi ro cho nhà đầu tư. Thậm chí nhiều trái phiếu doanh nghiệp không xếp hạng tín nhiệm, không có tài sản bảo đảm, không bảo lãnh thanh toán, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản; tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn của cả hệ thống tài chính.

Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Có đặc điểm thế nào?

– Tại Điều 11 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định cá nhân chỉ cần nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu 02 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán đã có thể được xác định nhà đầu tư chuyên nghiệp và Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định đối tượng được mua trái phiếu riêng lẻ phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Điều này dẫn đến thực tế nhiều nhà đầu tư chỉ quan tâm tới lãi suất cao đã chủ động nộp tiền vào tài khoản đảm bảo từ 02 tỷ đồng trở lên để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp để đủ điều kiện được mua trái phiếu nhưng thiếu hiểu biết về tài chính, dễ bị các đối tượng lợi dụng huy động vốn sau đó chiếm đoạt.

– Hiện chưa có quy định doanh nghiệp có “sở hữu chéo” vốn góp, cùng hệ sinh thái không được phép mua/bán trái phiếu lẫn nhau. Chưa có các quy định, hướng dẫn cụ thể làm cơ sở pháp lý trong việc xác định thiệt hại cho các nhà đầu tư để có căn cứ xác định cấu thành tội phạm của các tội phạm về chứng khoán và một số tội phạm có liên quan đến chứng khoán  như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Không những thế, việc thiếu quy định cụ thể dẫn đến việc các cơ quan có thẩm quyền khó khăn trong việc kiểm soát chặt chẽ dòng tiền của nhà đầu tư, từ đó tạo ra những kẽ hở để các đối tượng phạm tội lợi dụng để rửa tiền thông qua kênh đầu tư chứng khoán, trái phiếu.

 Từ những khoảng trống pháp lý trong hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp như đã phân tích ở trên chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị đối với các nhà đầu tư khi đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp như sau:

Một là, nhà đầu tư cũng cần lưu ý việc các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối chào mời mua trái phiếu không có nghĩa là các tổ chức này bảo đảm an toàn cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc thẩm định/đánh giá về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Hai là, trước khi tham gia mua trái phiếu riêng lẻ, nhà đầu tư cần hiểu rõ quy định pháp luật về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nghiên cứu các quy định về điều kiện, tài liệu chứng minh và các quy định về xử phạt vi phạm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để bảo đảm mình đủ điều kiện được xác nhận là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Ba là: Nhà đầu tư cũng cần lưu ý việc các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối chào mời mua trái phiếu không có nghĩa là các tổ chức này bảo đảm an toàn cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc thẩm định/đánh giá về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Bốn là: Bảo lãnh phát hành trái phiếu không phải là bảo lãnh thanh toán trái phiếu. Trường hợp trái phiếu được giới thiệu là có bảo lãnh thì nhà đầu tư phải lưu ý phân loại là trái phiếu đó được bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh phát hành. Bảo lãnh phát hành chỉ là việc tổ chức bảo lãnh có cam kết với doanh nghiệp phát hành để phân phối số trái phiếu cần phát hành.

Nguồn: Thông tin từ mạng xã hội

Thông tin liên hệ: MKLaw 

Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, P.Hoà Thuận Đông, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.

Điện thoại: 0773 11 22 33

Email: lawmk.minhkhanh@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/MKLawdn

 

mklaw

No Comments

Sorry, the comment form is closed at this time.