Nợ xấu bao lâu thì bị kiện? Nợ quá hạn bao lâu được xem là nợ xấu?
Nợ quá hạn bao lâu được xem là nợ xấu?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về nợ xấu như sau:
“Giải thích từ ngữ
8. Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.”
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm nợ (chỉ đề cập chủ yếu các khoản nợ thường gặp trên thực tế) như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn):
– Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
– Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý).
– Khoản nợ quá hạn từ đến 90 ngày.
– Các khoản nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
– Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày (Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).
– Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn.
– Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi (Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn)
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ).
– Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
– Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
– Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).
– Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
– Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
– Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
– Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.
Như vậy nợ xấu là khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên và có cơ cấu lại thời gian trả nợ. Ngoài ra các khoản nợ khác quy định tại nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 cũng được xem là nợ xấu.
*Lưu ý: khoản nợ quá hạn trên là các khoản vay được thực hiện giữa cá nhân, tổ chức với tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trừ tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt thực hiện theo quy định của pháp luật về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.
Nợ xấu bao lâu thì bị kiện?
Nợ xấu là cụm từ được sử dụng nhiều trong hoạt động cho vay giữa tổ chức, cá nhân với các tổ chức tín dụng (thông thường là các ngân hành hàng thương mại). Theo quy định pháp luật về tổ chức tín dụng hiện nay, không có quy định cụ thể về thời gian khởi kiện đối với nợ xấu.
Trên thực tế, mỗi ngân hàng sẽ có quy trình xử lý nợ xấu đối với từng hợp đồng vay sao cho phù hợp. Thông thường, ngân hàng sẽ ưu tiên giải quyết khoản nợ xấu bằng thương lượng hoặc thỏa thuận với bên vay hơn là việc khởi kiện Tòa án. Trường hợp, phía ngân hàng nhận thấy quyền lợi của họ đang bị xâm phạm và bên vay có đủ dấu hiệu vi phạm về hợp đồng tín dụng thì sẽ làm hồ sơ khởi kiện.
Ngoài ra, vì pháp luật về các tổ chức tín dụng không điều chỉnh nội dung này, cho nên có thể dẫn chiếu đến Bộ luật Dân sự 2015 để giải thích câu hỏi nợ xấu bao lâu thì bị kiện?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về áp dụng Bộ luật dân sự như sau:
Áp dụng Bộ luật dân sự
1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
Bên cạnh đó, theo Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng cụ thể như:
Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Thông qua các quy định trên, ngân hàng có thể khởi kiện bên vay trong thời hạn 03 năm kể từ ngày đến hạn trả nợ được thỏa thuận trong hợp đồng mà người vay không trả nợ dẫn đến nợ xấu.
Bao lâu thì được xóa nợ xấu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 03/2013/TT-NHNN về cung cấp tín dụng.
Cung cấp thông tin tín dụng
2. Tổ chức tự nguyện thực hiện cung cấp cho CIC toàn bộ hoặc một phần Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này trên cơ sở thỏa thuận với CIC, đảm bảo nguyên tắc an toàn, bảo mật và các quy định khác của pháp luật
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN hạn chế khai thác thông tin tín dụng.
Hạn chế khai thác thông tin tín dụng
1. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, các tổ chức tín dụng như ngân hàng, công ty tài chính sẽ thực hiện cung cấp cho Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (viết tắt là CIC) về thông tin tín dụng. Hoạt động sẽ được thỏa thuận với CIC trên nguyên tắc an toàn, bảo mật và các quy định pháp luật khác.
Việc khách hàng rơi vào các nhóm nợ xấu được xem là thông tin tiêu cực về khách hàng vay, cho nên thông tin nợ xấu liên quan đến tín dụng, thì Nhà nước chỉ được sử dụng trong thời gian tối đa 5 năm. Có nghĩa rằng xóa nợ xấu trên CIC sẽ được thực hiện sau 05 năm kể từ ngày khách hàng tất toán xong khoản vay.
Trân trọng!
Theo: TVPL
Cần hỗ trợ tư vấn vui lòng gọi: | Theo dõi MKLaw tại đây |
0773 11 22 33 | Fanpage: https://www.facebook.com/MKLawdn |
Thông tin liên hệ: MKLaw
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, P. Hòa Thuận Đông, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.
Điện thoại: 0773 11 22 33
Email: lawmk.minhkhanh@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/MKLawdn