8:00-17:30
0773 11 22 33
Search Menu
 
 > Kiến thức pháp lý  > Kiến thức chung  > Mức xử phạt với người cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của tòa án

Mức xử phạt với người cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của tòa án

Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong tố tụng dân sự phải có nghĩa vụ có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án?

Căn cứ vào khoản 8 Điều 78 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng

8. Phải có mặt tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử, giải quyết thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.

Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 80 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

Quyền, nghĩa vụ của người giám định

  1. Người giám định có quyền, nghĩa vụ sau đây:

c) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trình bày, giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 82 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

Quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch

  1.  Người phiên dịch có quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;

Như vậy, việc có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án là nghĩa vụ của người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.

Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án thì có bị xử phạt không?

Căn cứ vào Điều 490 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

Xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án

  1. Người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặc giải quyết vụ việc thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
  2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án có quyền ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên. Quyết định dẫn giải người làm chứng phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt.
  3. Cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành quyết định của Tòa án dẫn giải người làm chứng. Người thi hành quyết định dẫn giải người làm chứng phải đọc, giải thích quyết định dẫn giải cho người bị dẫn giải biết và lập biên bản về việc dẫn giải.

Căn cứ vào Điều 319 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:

Xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án

1. Người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặc giải quyết vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án có quyền ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên. Quyết định dẫn giải người làm chứng phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt.

3. Cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành quyết định của Tòa án dẫn giải người làm chứng. Người thi hành quyết định dẫn giải người làm chứng phải đọc, giải thích quyết định dẫn giải cho người bị dẫn giải biết và lập biên bản về việc dẫn giải.

Theo đó, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính đã nhận được giấy triệu tập của Tòa án mà cố ý không đến phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và sự vắng mặt của họ gây ra trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặc giải quyết vụ án thì sẽ bị xử phạt hành chính.

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án là bao nhiêu?

Căn cứ vào Điều 16 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:

Hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng của Tòa án.

Theo như quy định trên thì người làm chứng, người phiên dịch, người giám định có hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án mà không có lý do chính đáng và sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng thì sẽ bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.

(TVPL)

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, P. Hòa Thuận Đông, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.
Điện thoại: 0773 11 22 33
Email: lawmk.minhkhanh@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/MKLawdn

mklaw

No Comments

Leave a Comment