8:00-17:30
0773 11 22 33
Search Menu
 
 > Kiến thức pháp lý  > Kiến thức hôn nhân  > Mẹ không việc làm, có giành được quyền nuôi con nhỏ?

Mẹ không việc làm, có giành được quyền nuôi con nhỏ?

Con cái là tài sản quý giá nhất của cha mẹ. Khi cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc dẫn đến li dị thì việc giành quyền nuôi con là quan trọng hơn cả.

1. Điều kiện Tòa án xem xét giao con cho cha, mẹ khi ly hôn

Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, nếu đứa con từ đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ tiến hành hỏi ý kiến của cháu bé xem cháu muốn về ở với ai, Tòa án sẽ giao con cho người theo sự lựa chọn của cháu.

Nếu đứa con chưa đủ 36 tháng tuổi thì sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, tuy nhiên Tòa án sẽ xem xét điều kiện nuôi con của người mẹ, điều kiện nuôi con sẽ được xem xét trên các điều kiện sau:

+ Điều kiện kinh tế: có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống cho con

+ Điều kiện nhân thân: có nhân thân tốt, không có hành vi vi phạm pháp luật, có lối sống lành mạnh

Như vậy, nếu người mẹ không đảm bảo một trong hai bên điều kiện trên, thì sẽ không giành được quyền nuôi con.

Nếu đứa con từ đủ 36 tuổi đến dưới 7 tuổi, Tòa án sẽ xem xét dựa trên hai điều kiện trên, bên nào đảm bảo điều kiện nuôi con thì bên đó giành được quyền nuôi con.

Trong trường hợp người mẹ chưa có công việc, muốn ly hôn và muốn giành quyền nuôi con, thì tại phiên tòa người mẹ nên trình bày rõ khả năng tìm kiếm việc làm sau khi ly hôn của mình để có thể giành quyền nuôi con.

2. Cha, mẹ có được yêu cầu thay đổi người nuôi con?

Theo quy định, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để giao con cho một trong hai người nuôi con. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều người đã giành được quyền nuôi con nhưng trong quá trình sống chung với con, nhiều quyền lợi của con không được bảo đảm.

Vì tiên liệu được trường hợp này, khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã quy định căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn gồm:

– Cha, mẹ có thỏa thuận.

– Người nuôi con không còn đủ điều kiện để chăm sóc, trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

– Căn cứ vào nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Đặc biệt, nhiều trường hợp cha, mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa có thể giao con cho người giám hộ theo quy định tại khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Như vậy, có thể thấy, không phải mọi trường hợp, sẽ ấn định người chăm sóc, nuôi dưỡng con cố định mà trong quá trình sống chung với con, nếu có các căn cứ nêu trên thì quyền nuôi con sau khi ly hôn có thể thay đổi.

Thậm chí, có trường hợp cả cha và cả mẹ đều không thể giành được quyền nuôi con.

Trên thực tế, đây là vấn đề khá phức tạp, chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để trình bày cụ thể hơn về trường hợp của bạn, bạn có thể liên hệ với MKLaw để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. 

Thông tin liên hệ:

  • MKLaw – 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Hotline/zalo: 0773 11 22 33
  • Email: lawmk.minhkhanh@gmail.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/MKLawdn

(MKLaw tổng hợp)

 

 

mklaw

No Comments

Leave a Comment