8:00-17:30
0773 11 22 33
Search Menu
 
 > Kiến thức pháp lý  > Kiến thức chung  > Khi vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Khi vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Khi vợ chồng thuận tình ly hôn thì thủ tục hòa giải có bắt buộc không?

Đầu tiên, tại Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc khuyến khích hòa giải ở cơ sở như sau:

Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Căn cứ theo Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về việc hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

1. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

2. Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

3. Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.

4. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;

b) Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

c) Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

5. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật này quy định.

Như vậy, có thể hiểu rằng đối với việc thuận tình ly hôn hiện nay pháp luật không bắt buộc phải hòa giải cơ sở mà chỉ khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn.

Tuy nhiên, sau khi nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Do đó, mặc dù vợ chồng thuận tình ly hôn là tự nguyên, nhưng thủ tục hòa giải tại tòa án là bắt buộc. Cho nên khi vợ chồng thuận tình ly hôn thì vẫn phải tiến hành thủ tục hòa giải tại tòa án.

Tỷ lệ ly hôn tăng, vì sao? - Báo Bình Dương Online

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Khi vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Đầu tiên, tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định việc thuận tình ly hôn trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Ngoài ra, tại Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình cụ thể như sau:

Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.

Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.

2. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.

Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định về người đại diện như sau:

Người đại diện

4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.

Như vậy, từ những căn cứ trên có thể hiểu việc ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng.

Do đó, dù cho vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn giữa hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của mình.

Vợ chồng thuận tình ly hôn sau khi hòa giải không muốn ly hôn nữa được không?

Đầu tiên, tại khoản 1 Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc trả lại đơn yêu cầu như sau:

Trả lại đơn yêu cầu

1. Tòa án trả lại đơn yêu cầu trong những trường hợp sau đây:

a) Người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

b) Sự việc người yêu cầu yêu cầu đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;

c) Việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;

d) Người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 363 của Bộ luật này;

đ) Người yêu cầu không nộp lệ phí trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 4 Điều 363 của Bộ luật này, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí hoặc chậm nộp vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

e) Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;

g) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Dẫn chiếu đến Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

11. Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, pháp luật Việt Nam vẫn ưu tiên cho đương sự tự quyền định đoạt trong việc hòa giải hay rút đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự. Trong trường hợp này cũng quy định về việc Tòa án sẽ trả đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn nếu người yêu cầu rút đơn.

Do đó, đối với trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn là trên tinh thần tự nguyện nhưng sau khi hòa giải vợ chồng không muốn ly hôn nữa thì có thể yêu cầu Tòa án trả lại đơn yêu cầu.

Trân trọng!
Nguồn: Thư viện pháp luật

Cần hỗ trợ tư vấn vui lòng gọi:

Theo dõi MKLaw tại đây

0773 11 22 33

Fanpage: https://www.facebook.com/MKLawdn

Thông tin liên hệ: MKLaw
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, P. Hòa Thuận Đông, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.
Điện thoại: 0773 11 22 33
Email: lawmk.minhkhanh@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/MKLawdn

 

 

 

 

 

mklaw

No Comments

Leave a Comment