8:00-17:30
0773 11 22 33
Search Menu
 
 > Kiến thức pháp lý  > Kiến thức chung  > Khách hàng cần làm gì khi bị lộ thông tin thẻ ngân hàng?

Khách hàng cần làm gì khi bị lộ thông tin thẻ ngân hàng?

(TVPL) Đối với trường hợp khách hàng bị lộ thông tin thẻ ngân hàng thì cần phải thực hiện ngay những công việc nào để giảm thiểu rủi ro xảy ra?

Cần làm những việc gì khi bị lộ thông tin thẻ ngân hàng?

(i) Khi mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ ngân hàng, khách hàng (chủ thẻ) cần phải thông báo ngay lập tức cho tổ chức phát hành thẻ.

(ii) Khi nhận được thông báo của khách hàng (chủ thẻ), tổ chức phát hành thẻ phải thực hiện ngay việc khóa thẻ và phối hợp với các bên liên quan để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác nhằm ngăn chặn các thiệt hại có thể xảy ra, đồng thời thông báo lại cho chủ thẻ. Sau khi thực hiện khóa thẻ, tổ chức phát hành thẻ hoàn thành việc xử lý thông báo nhận được từ khách hàng (chủ thẻ) không quá 05 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc 10 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do tổ chức phát hành thẻ cấp kể từ ngày nhận được thông báo của khách hàng (chủ thẻ).

(iii) Trong trường hợp thẻ bị lợi dụng, gây ra thiệt hại, tổ chức phát hành thẻ và khách hàng (chủ thẻ) phân định trách nhiệm và thương lượng cách xử lý hậu quả. Trường hợp hai bên không thống nhất thì việc xử lý được thực hiện theo quy định của pháp luật.

(Điều 18 Thông tư 18/2024/TT-NHNN)

Như vậy, khi phát hiện thông tin thẻ ngân hàng của mình bị lộ khách hàng (chủ thẻ) phải nhanh chóng báo ngay cho tổ chức phát hành thẻ để kịp thời xử lý.

Trách nhiệm của khách hàng (chủ thẻ) trong đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong sử dụng thẻ?

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Thông tư 18/2024/TT-NHNN thì chủ thẻ và cá nhân được chủ thẻ là tổ chức ủy quyền sử dụng thẻ phải bảo quản thẻ, bảo mật PIN, các mã số xác nhận chủ thẻ khác, các thông tin thẻ, thông tin giao dịch, không để lộ thông tin thẻ; thông báo và phối hợp với tổ chức phát hành thẻ để xử lý khi xảy ra các trường hợp mất thẻ hoặc có yêu cầu tra soát, khiếu nại.

3. Làm lộ thông tin khách hàng có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Mức xử phạt đối với hành vi làm lộ thông tin khách hàng là gì?

Cụ thể đối với việc làm lộ thông tin khách hàng là hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng theo quy định tại Điều 46 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Trường hợp vi phạm thuộc một trong các hành vi dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng:

(i) Không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng theo quy định.

(ii) Sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng mà không được người tiêu dùng đồng ý theo quy định.

(iii) Không bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ đối với thông tin của người tiêu dùng khi thu thập, sử dụng, chuyển giao theo quy định.

(iv) Không tự điều chỉnh hoặc không có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin không chính xác theo quy định.

(v) Chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trường hợp làm lộ thông tin khách hàng phải chịu trách nhiệm hình sự?

Theo Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015, người có hành vi phạm tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

2.1. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

Đối với hành vi thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng sẽ chịu mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2.2. Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Đối với các hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  • Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản.
  • Có tổ chức.
  • Có tính chất chuyên nghiệp.
  • Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

2.3. Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên.
  • Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên.

Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tổ chức tín dụng tiết lộ những thông tin nào của khách hàng sẽ bị xem là vi phạm pháp luật?

Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là thông tin khách hàng). Cụ thể gồm những nội dung sau đây:

(i) Thông tin do khách hàng cung cấp.

(ii) Thông tin phát sinh trong quá trình khách hàng đề nghị hoặc được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng các nghiệp vụ ngân hàng, sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động được phép.

(iii) Thông tin định danh khách hàng.

(iv) Thông tin về tài khoản.

(v) Thông tin về tiền gửi.

(vi) Thông tin về tài sản gửi.

(vii) Thông tin về giao dịch.

(viii) Thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các thông tin có liên quan khác.

(Khoản 1 Điều 3 Nghị định 117/2018/NĐ-CP)

Tổ chức tín dụng cần bảo mật những thông tin nào của khách hàng?

(i) Người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ thông tin khách hàng, bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

(ii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

(Điều 13 Luật Các tổ chức tín dụng 2024)

Tổ chức tín dụng cần chú ý những nguyên tắc gì về giữ bí mật và cung cấp thông tin khách hàng?

(i) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024, Nghị định 117/2018/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

(ii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng khi truy cập các dịch vụ ngân hàng bao gồm mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập của khách hàng, thông tin xác thực khách hàng khác cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng đó.

(iii) Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân chỉ được yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích, nội dung, phạm vi, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng.

(iv) Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân phải giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích khi yêu cầu cung cấp thông tin và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.

(v) Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu đối với thông tin khách hàng, hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, việc giao nhận thông tin khách hàng. (Điều 4 Nghị định 117/2018/NĐ-CP)

𝐌𝐊𝐋𝐀𝐖
🏢𝟙𝟟𝟟 𝕋𝕣𝕦̛𝕟𝕘 ℕ𝕦̛̃ 𝕍𝕦̛𝕠̛𝕟𝕘, 𝔻𝕒 ℕ𝕒𝕟𝕘, 𝕍𝕚𝕖𝕥𝕟𝕒𝕞
☎️+̲8̲4̲ ̲7̲7̲ ̲3̲1̲1̲ ̲2̲2̲3̲3̲
📧mklawdn@gmail.com
🌐𝒎𝒌𝒍𝒂𝒘.𝒄𝒐𝒎.𝒗𝒏

mklaw

No Comments

Leave a Comment