8:00-17:30
0773 11 22 33
Search Menu
 
 > Kiến thức pháp lý  > Kiến thức hình sự  > Đặt tiền để bảo đảm trong tố tụng hình sự là gì?

Đặt tiền để bảo đảm trong tố tụng hình sự là gì?

(TVPL) Theo quy định hiện hành thì biện pháp đặt tiền để bảo đảm trong tố tụng hình sự là gì? Mức đặt tiền bảo đảm là bao nhiêu? Nhà thuộc diện hộ nghèo có được giảm tiền bảo đảm không?

Đặt tiền để bảo đảm là gì?

Theo Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

Điều 122. Đặt tiền để bảo đảm

1. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.

2. Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.

3. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành

[…]

Theo đó, đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho bị can, bị cáo hoặc người thân thích của bị can, bị cáo đặt tiền để bảo đảm thay thế biện pháp tạm giam.

Mức đặt tiền bảo đảm là bao nhiêu? Nhà thuộc diện hộ nghèo có được giảm tiền bảo đảm không?

Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm do Bộ trưởng Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính – Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì quy định về tiền đặt để bảo đảm như sau:

Điều 4. Mức tiền đặt để bảo đảm

1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:

a) Ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:

a) Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;

b) Bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Theo đó, tùy theo từng loại tội phạm mà có mức bảo đảm tối thiểu là ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng; Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng; Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Quy định trên cũng nêu về các trường hợp được giảm tiền đặt bảo đảm gồm:

– Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;

– Bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Có thể thấy rằng lý do gia đình bị can, bị cáo là hộ nghèo không thuộc diện được giảm mức tiền đặt bảo đảm.

Tiền đặt bảo đảm mà bị can, bị cáo nộp được quản lý như thế nào?

Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC thì cơ quan quản lý tiền đặt để bảo đảm gồm:

– Tiền được đặt để bảo đảm trong giai đoạn điều tra, truy tố được quản lý trong tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với vụ án tại Kho bạc Nhà nước;

– Tiền được đặt để bảo đảm trong giai đoạn xét xử được quản lý trong tài khoản tạm giữ của Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tại Kho bạc Nhà nước;

– Tiền được đặt để bảo đảm theo quyết định của Cơ quan điều tra trong quân đội, Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự được quản lý tại cơ quan tài chính tương ứng trong Quân đội.

Dựa vào phân cấp thẩm quyền nêu trên, cơ quan quản lý tiền có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý tiền được đặt để bảo đảm; Trả lại tiền được đặt để bảo đảm cho bị can, bị cáo, người được bị can, bị cáo ủy quyền, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo hướng dẫn; Phối hợp chặt chẽ với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao nhận tiền được đặt để bảo đảm.

𝐌𝐊𝐋𝐀𝐖
🏢 𝟙𝟟𝟟 𝕋𝕣𝕦̛𝕟𝕘 ℕ𝕦̛̃ 𝕍𝕦̛𝕠̛𝕟𝕘, 𝔻𝕒 ℕ𝕒𝕟𝕘, 𝕍𝕚𝕖𝕥𝕟𝕒𝕞
☎️ +̲8̲4̲ ̲7̲7̲ ̲3̲1̲1̲ ̲2̲2̲3̲3̲
📧 lawmk.minhkhanh@gmail.com / mklawdn@gmail.com
🌐 𝒎𝒌𝒍𝒂𝒘.𝒄𝒐𝒎.𝒗𝒏

mklaw

No Comments

Leave a Comment