8:00-17:30
0773 11 22 33
Search Menu
 
 > Tư vấn pháp luật  > Luật hôn nhân  > Cần chuẩn bị gì cho phiên ly hôn giành quyền nuôi con?

Cần chuẩn bị gì cho phiên ly hôn giành quyền nuôi con?

Quyền nuôi con khi ly hôn là quyền của cả cha và mẹ được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình. Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con để con được phát triển dù không còn là vợ chồng. Sau ly hôn, các vụ tranh chấp giành quyền nuôi con luôn là vấn đề nóng giữa các vợ chồng và được sự quan tâm rất nhiều. Sau đây là một số quy định và hướng dẫn cần biết khi giành quyền nuôi con sau ly hôn.

1.Ly hôn là gì?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

2.Quy định cần biết khi giành quyền nuôi con sau ly hôn năm 2024

Theo khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan.

Về quyền nuôi con sau ly hôn thì theo khoản 2 và khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.

Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, Tòa án sẽ ưu tiên theo thỏa thuận của vợ, chồng về người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.

Nếu không có thỏa thuận thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Đối với con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Sau đây là hướng dẫn các yếu tố liên quan đến giành quyền nuôi con sau ly hôn được hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP:

* Quyền lợi về mọi mặt của con:

Khi xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây:

  • Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột;
  • Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi;
  • Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ;
  • Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con;
  • Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con;
  • Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con;
  • Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ.

* Lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên:

Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

  • Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình;
  • Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con;
  • Không ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con.

* Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con:

“Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là trường hợp người mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tự chăm sóc bản thân hoặc không thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

Ví dụ: Trường hợp người mẹ bị đột quỵ và liệt nửa người, không còn khả năng đi lại thì Tòa án không giao con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

  • Có thu nhập mỗi tháng thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người mẹ đang cư trú và không có tài sản nào khác để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  • Người mẹ không có điều kiện về thời gian tối thiểu để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trường hợp điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người cha không tốt hơn điều kiện của người mẹ thì Tòa án quyết định giao con cho mẹ trực tiếp nuôi.

Khi nào thì cha mẹ có thể yêu cầu thay đổi quyền nuôi con?

Theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con thì nếu thuộc 01 trong các trường hợp sau thì cá nhân tổ chức có thẩm quyền có thể yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con:

– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì khi quyết định thay đổi quyền nuôi con sẽ cần phải xem xét ý kiển của con

Trường hợp cả cha và mẹ đều không có đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

– Trong trường hợp có căn cứ người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

  • Người thân thích;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, sau khi cha hoặc mẹ trực tiếp được nuôi dưỡng con sau ly hôn nhưng có căn cứ chứng minh người đó không còn đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con hoặc có thỏa thuận khác thì vẫn có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con.

 Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con sau ly hôn không được quyền cản trở người còn lại thăm nom, chăm sóc con

Theo Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Đồng thời, cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Luật sư tư vấn giành lại quyền nuôi con sau ly hôn

  • Tư vấn cách viết đơn ly hôn, mẫu đơn ly hôn.
  • Tư vấn hồ sơ ly hôn. Hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ để bạn có thể hoàn thiện hồ sơ ly hôn.
  • Tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình.
  • Tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con.
  • Tư vấn ly hôn đơn phương chia tài sản chung vợ chồng. Thủ tục yêu cầu tòa án chia tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn.
  • Yêu cầu tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng, hủy việc kết hôn trái pháp luật.
  • Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài. Ly hôn với người mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Ly hôn với người đang thi hành án phạt tù.Tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong việc giành quyền nuôi con hoặc thay đổi quyền nuôi con tại Tòa án nhân dân các cấp.
  • Tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn trong các trường hợp con trên 03 tuổi.
  • Đại diện cho khách hàng tại phiên tòa xét cử giành quyền nuôi con hoặc thay đổi quyền nuôi con.

Nuôi dạy con cái vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, điều này sẽ không mất đi cho dù cha mẹ có ly hôn. Để đảm bảo con cái được nuôi dưỡng chu đáo, đồng thời đảm bảo quyền lợi nghĩa vụ của cha mẹ sau khi ly hôn thì việc nắm những quy định liên quan đến quyền nuôi con là vô cùng quan trọng.

Quý khách có nhu cầu tư vấn về ly hôn, giành quyền nuôi con, phân chia tài sản.. vui lòng liên hệ với chúng tôi:

𝐌𝐊𝐋𝐀𝐖
🏢 𝟙𝟟𝟟 𝕋𝕣𝕦̛𝕟𝕘 ℕ𝕦̛̃ 𝕍𝕦̛𝕠̛𝕟𝕘, 𝔻𝕒 ℕ𝕒𝕟𝕘, 𝕍𝕚𝕖𝕥𝕟𝕒𝕞
☎️ +̲8̲4̲ ̲7̲7̲ ̲3̲1̲1̲ ̲2̲2̲3̲3̲
📧 lawmk.minhkhanh@gmail.com / mklawdn@gmail.com
🌐 𝒎𝒌𝒍𝒂𝒘.𝒄𝒐𝒎.𝒗𝒏

mklaw

No Comments

Leave a Comment