8:00-17:30
0773 11 22 33
Search Menu
 
 > Tin tức  > Bộ Y tế đề xuất người mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả 100% mức hưởng bảo hiểm y tế?

Bộ Y tế đề xuất người mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả 100% mức hưởng bảo hiểm y tế?

(TVPL) Bộ Y tế đề xuất người mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả 100% mức hưởng bảo hiểm y tế?

Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế lần 2

 Tải về.

Theo đó, một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế lần 2 đó là Bộ Y tế đề xuất người mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả 100% mức hưởng bảo hiểm y tế.

Cụ thể, theo Dự thảo, người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và có mức hưởng theo quy định khi đi khám bệnh, chữa bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chẩn đoán xác định đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao danh mục bệnh và quy định của Bộ Y tế.

– Người bệnh đã được chẩn đoán xác định đối với một số bệnh mạn tính được chuyển về cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu hoặc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu để quản lý, cấp phát thuốc chuyên khoa, thuốc sử dụng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn theo quy định của Bộ Y tế.

Lưu ý: Dự thảo vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến, chưa có văn bản chính thức.

Nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế gồm những ai?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế gồm:

+ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an.

+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.

+ Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.

+ Người có công với cách mạng, cựu chiến binh.

+ Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.

+ Trẻ em dưới 6 tuổi.

+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng.

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.

+ Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

+ Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng là thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

+ Thân nhân của người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

+ Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật.

+ Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

Thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu có phải đổi thẻ bảo hiểm y tế không?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định như sau:

Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế

1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:

a) Rách, nát hoặc hỏng;

b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:

a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;

b) Thẻ bảo hiểm y tế.

3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

[…]

Như vậy, người tham gia bảo hiểm y tế có thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì bắt buộc phải làm thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế.

𝐌𝐊𝐋𝐀𝐖
🏢 𝟙𝟟𝟟 𝕋𝕣𝕦̛𝕟𝕘 ℕ𝕦̛̃ 𝕍𝕦̛𝕠̛𝕟𝕘, 𝔻𝕒 ℕ𝕒𝕟𝕘, 𝕍𝕚𝕖𝕥𝕟𝕒𝕞
☎️ +̲8̲4̲ ̲7̲7̲ ̲3̲1̲1̲ ̲2̲2̲3̲3̲
📧 lawmk.minhkhanh@gmail.com / mklawdn@gmail.com
🌐 𝒎𝒌𝒍𝒂𝒘.𝒄𝒐𝒎.𝒗𝒏

mklaw

No Comments

Leave a Comment