8:00-17:30
0773 11 22 33
Search Menu
 
 > Luật Hình Sự

Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ trong xã hội đòi hỏi đến sự đảm bảo pháp lý cao hơn. Cũng từ đó, Luật sư ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình. Với tư cách là một nghề tự do, Luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng thông qua các hoạt động như tư vấn pháp luật, bào chữa, cung cấp thông tin pháp lý. Cũng thông qua các dịch vụ pháp lý, Luật sư giúp khách hàng hiểu rõ các quy định về pháp luật, thực hiện đúng pháp luật, giúp hạn chế các hành vi vi phạm, các tranh chấp trong các giao dịch.

Trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước, Luật sư tác động đến các cơ quan nhà nước để các cơ quan đó thực hiện đúng pháp luật, tránh chủ quan, duy ý chí, tránh oan sai. Ngoài ra, Luật sư còn có vai trò quan trọng trong định hướng dư luận, xây dựng văn bản pháp luật và hoạch định các chính sách thông qua việc đóng góp ý kiến. Bào chữa là một trong những chức năng quan trọng của Luật sư, góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án hình sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Tuy nhiên, trong từng mô hình tố tụng khác nhau của các quốc gia trên thế giới, việc phát huy vai trò bào chữa của Luật sư được thể hiện dưới những góc độ khác nhau.

Khái niệm về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự

Trong từ điển tiếng Việt: “Bào chữa là hoạt động dùng lý lẽ, chứng cứ để bênh vực một việc”.

Trong lĩnh vực pháp lý, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm bào chữa, quyền bào chữa và người bào chữa:

PGS. TS. Phạm Hồng Hải cho rằng: “Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là tổng hòa các hành vi tố tụng do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án thực hiện trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự của mình trong vụ án hình sự”.

PGS. TS. Hoàng Thị Sơn đưa ra quan điểm: “quyền bào chữa của bị can, bị cáo là tổng thể các quyền mà pháp luật quy định bị can, bị cáo có thể sử dụng nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội hoặc trách nhiệm cho họ”.

Theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Quyền bào chữa chỉ dành cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chứ không dành cho những đối tượng tham gia Tố tụng hình sự khác và quyền này chỉ giới hạn trong việc bác bỏ một phần hay toàn bộ lời buộc tội của các Cơ quan tiến hành tố tụng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Đối với việc bảo vệ các quyền và lợi ích khác của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không trực tiếp liên quan đến việc bác bỏ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm của họ trong vụ án thì không thuộc về giới hạn của quyền bào chữa. Tuy nhiên, khi đã bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án thì người bào chữa cũng đồng thời giúp bị can, bị cáo trong việc bảo vệ các quyền đó của họ.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã mở rộng cũng như ghi nhận nhiều điểm tiến bộ hơn đối với Quyền bào chữa của bị can, bị cáo như: thời điểm được tham gia bào chữa của người bào chữa vào hoạt động tố tụng sớm hơn, bảo đảm quyền bào chữa ngay từ khi bị giữ, bị bắt; ngoài bị can, bị cáo thì quyền bào chữa còn thuộc về người bị giữ, bị bắt; ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự; mở rộng khái niệm người bào chữa,…

Khái niệm Người bào chữa được ghi nhận tại điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau :

“1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

2. Người bào chữa có thể là:

a) Luật sư;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Bào chữa viên nhân dân;

d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý”.

Để trở thành người bào chữa cho người bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) trong một vụ án, Luật sư phải được Cơ quan tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Hồ sơ đăng ký bào chữa của Luật sư bao gồm: Thẻ Luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu Luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại Điều 76 (chỉ định người bào chữa), Luật sư xuất trình thẻ Luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử Luật sư của tổ chức hành nghề Luật sư nơi Luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn Luật sư đối với Luật sư hành nghề là cá nhân.

Khi nào bạn nên thuê Luật sư hình sự?

Căn cứ theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các trường hợp nên thuê Luật sư hình sự bao gồm:

  • Bị tố giác, kiến nghị khởi tố (Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
  • Bị bắt giữ trong các trường hợp khẩn cấp (Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
  • Bị tạm giữ (Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
  • Là bị can, bị cáo (Điều 60 và Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
  • Là người bị hại (Điều 62 và Điều 63 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
  • Là bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 64 và Điều 65 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Vai trò của luật sư trong vụ án hình sự

  • Vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng vụ án hình sự tại phiên tòa nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng.
  • Góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo;
  • Giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, tránh làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.
  • Vai trò tranh tụng từ giai đoạn trước khi khởi tố vụ án (thường gọi là giai đoạn tiền tố tụng), khởi tố bị can (giai đoạn một người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố) đến giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra, truy tố và xét xử.
  • Giúp bị can, bị cáo đảm bảo quyền bình đẳng với những người tham gia tranh tụng tại phiên tòa;
  • Luật sư hình sự có vai trò, chức năng bào chữa cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự….

Lý do nên chọn MKLaw để hỗ trợ pháp lý về Hình sự

  • MKLaw có đội ngũ Luật sư, Chuyên viên tư vấn có trình độ chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực Hình sự sẽ hỗ trợ tư vấn tối đa tới khách hàng đang vướng mắc về pháp luật Hình sự. Hiểu rõ các quy định của pháp luật, áp dụng đúng các quy định, các yếu tố cấu thành của tội phạm, vận dụng một cách linh hoạt các hướng dẫn về chuyển tiếp cái tội danh, về hình phạt và xin miễn giảm hình phạt.

+ Tư vấn và phân tích các quy định pháp luật trong lĩnh vực hình sự, thủ tục tố tụng hình sự, tư vấn về các tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự và các vấn đề khác liên quan cho cá nhân, tổ chức để hiểu và phòng tránh vi phạm pháp luật;

+ Tư vấn và giúp khách hàng tìm và phân tích chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự, phân tích hành vi vi phạm và lỗi trong tố tụng hình sự từ đó nhằm mục đích minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;

+ Tư vấn và giúp khách hàng nhận thức rõ được quyền và nghĩa vụ của họ trong điều kiện, hoàn cảnh hiện tại đối với cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trước phiên tòa tránh tình trạng bị ép cung, dụ cung nhằm minh oan, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

+ Tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập thủ tục bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm để khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra cho người khác trong trường hợp gia đình người bị hại đồng ý hoặc không đồng ý nhận bồi thường;

+ Tư vấn cho bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về các quyền lợi của mình trong vụ án hình sự, về việc bồi thường tài sản bị thiệt hại, tính mạng, sức khỏe, danh dự,…

+ Tư vấn cho khách hàng và soạn thảo các văn bản trong quá trình tiếp nhận vụ án như:

  • Đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự;
  • Đơn trình báo vi phạm;
  • Đơn xin bảo lãnh;    
  • Đơn kháng cáo;
  • Đơn xin sao lục bản án, quyết định;
  • Đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị can, bị cáo;
  • Đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự … 

Ngoài vai trò đại diện cho thân chủ thực hiện quyền bào chữa, Luật sư còn có vai trò bảo vệ pháp chế, công bằng xã hội. Hay nói cách khác, sự có mặt của Luật sư bào chữa trong một vụ án hình sự giúp cân bằng cán cân công lý: giữa bên được trao quyền lực Nhà nước để thực hiện việc buộc tội, bảo vệ pháp luật và bên bị buộc tội. Quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng và Luật sư trong mô hình tố tụng ở Việt Nam không chỉ là quan hệ đối lập mà còn là quan hệ bổ trợ cho nhau nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Các vấn đề liên quan đến pháp luật hình sự đều là những vấn đề phức tạp, khó giải quyết, vì vậy khách hàng có thể đến gặp trực tiếp luật sư để giải quyết vụ án hình sự cho mình tại văn phòng MKLaw. Các luật sư của chúng tôi sẽ cùng bạn trao đổi, phân tích, đánh về vấn đề từ đó đưa ra những định hướng, phương án giải quyết tối ưu nhất.

𝐌𝐊𝐋𝐀𝐖
🏢 𝟙𝟟𝟟 𝕋𝕣𝕦̛𝕟𝕘 ℕ𝕦̛̃ 𝕍𝕦̛𝕠̛𝕟𝕘, 𝔻𝕒 ℕ𝕒𝕟𝕘, 𝕍𝕚𝕖𝕥𝕟𝕒𝕞
☎️ +̲8̲4̲ ̲7̲7̲ ̲3̲1̲1̲ ̲2̲2̲3̲3̲
📧 lawmk.minhkhanh@gmail.com / mklawdn@gmail.com
🌐 𝒎𝒌𝒍𝒂𝒘.𝒄𝒐𝒎.𝒗𝒏

No Comments

Sorry, the comment form is closed at this time.