8:00-17:30
0773 11 22 33
Search Menu
 
 > Kiến thức pháp lý  > Kiến thức chung  > Hướng dẫn cách viết tắt tên văn bản hành chính chuẩn nhất theo Nghị định 30? Có mấy loại văn bản hành chính?

Hướng dẫn cách viết tắt tên văn bản hành chính chuẩn nhất theo Nghị định 30? Có mấy loại văn bản hành chính?

Có mấy loại văn bản hành chính? Cách viết tắt tên các văn bản hành chính ra sao?

Căn cứ Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư, văn bản hành chính là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.

Theo đó, tại Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP có quy định về các loại văn bản hành chính như sau:

Các loại văn bản hành chính

Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

Như vậy, theo quy định hiện nay có 29 loại văn bản hành chính theo nội dung nêu trên.

Việc viết tắt tên các văn bản hành chính này được hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

STT Tên loại văn bản hành chính Chữ viết tắt
1. Nghị quyết (cá biệt) NQ
2. Quyết định (cá biệt)
3. Chỉ thị CT
4. Quy chế QC
5. Quy định QyĐ
6. Thông cáo TC
7. Thông báo TB
8. Hướng dẫn HD
9. Chương trình CTr
10. Kế hoạch KH
11. Phương án PA
12. Đề án ĐA
13. Dự án DA
14. Báo cáo BC
15. Biên bản BB
16. Tờ trình TTr
17. Hợp đồng
18. Công điện
19. Bản ghi nhớ BGN
20. Bản thỏa thuận BTT
21. Giấy ủy quyền GUQ
22. Giấy mời GM
23. Giấy giới thiệu GGT
24. Giấy nghỉ phép GNP
25. Phiếu gửi PG
26. Phiếu chuyển PC
27. Phiếu báo PB
28. Công văn
29. Thư công
Nghị định 30/2020/NĐ-CP về Công tác văn thư

Hướng dẫn cách viết tắt tên văn bản hành chính chuẩn nhất theo Nghị định 30? Có mấy loại văn bản hành chính? (Hình từ Internet)

Bản sao văn bản hành chính có mấy hình thức? Tên viết tắt của các bản sao như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:

Các hình thức bản sao

1. Sao y gồm: Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy, sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.

a) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy.

b) Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.

c) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức.

2. Sao lục

a) Sao lục gồm: Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.

b) Sao lục được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y.

3. Trích sao

a) Trích sao gồm: Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy, trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.

b) Bản trích sao được thực hiện bằng việc tạo lập lại đầy đủ thể thức, phần nội dung văn bản cần trích sao.

4. Thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao y, sao lục, trích sao được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.

Như vậy, theo nội dung nêu trên thì bản sao bao gồm: Sao y – Sao lục – Trích sao.

Bản sao y, bản sao lục và bản trích sao được thực hiện theo đúng quy định có giá trị pháp lý như bản chính.

Việc viết tắt tên các bản sao này được hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

STT Bản sao văn bản Viết tắt
1. Bản sao y SY
2. Bản trích sao TrS
3. Bản sao lục SL

Thể thức văn bản hành chính được quy định ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:

Thể thức văn bản

1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.

2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính

a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

c) Số, ký hiệu của văn bản.

d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

e) Nội dung văn bản.

g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

i) Nơi nhận.

3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác

a) Phụ lục.

b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.

Như vây, thể thức văn bản hành chính hiện nay được thực hiện theo nội dung nêu trên.

Nguồn: Thư viện pháp luật
Thông tin liên hệ: MKLaw
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, P. Hòa Thuận Đông, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.
Điện thoại: 0773 11 22 33 
Email: lawmk.minhkhanh@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/MKLawdn

 

 

 

mklaw

No Comments

Leave a Comment