8:00-17:30
0773 11 22 33
Search Menu
 
 > Kiến thức pháp lý  > Kiến thức chung  > Chữ ký trên chứng từ kế toán không giống với mẫu đã đăng ký, có bị phạt?

Chữ ký trên chứng từ kế toán không giống với mẫu đã đăng ký, có bị phạt?

1. Xử phạt với hành vi chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký

Theo điểm d khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, trường hợp chữ ký trên chứng từ kế toán của một người không thống nhất hoặc không đúng với số đăng ký mẫu chữ ký sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Với quy định này phải hiểu chữ ký không thống nhất hoặc không đúng; chứ không bắt buộc phải giống nhau từng chi tiết một (giống nhau 100%).

Ví dụ: Khi đăng ký chữ “Thu Trang” thì buộc sau đó phải ký đủ chữ “Thu Trang”, chữ “Thu Trang” có thể mập hoặc ốm hơn chữ đã đăng ký, nét chữ đậm hoặc nhạt hơn chữ đã đăng ký.

Nhưng nếu ký tắt thành “T Trang”, “Thu Tr” hoặc tự ý thêm “Nguyễn Thị Thu Trang” sẽ không được gọi là thống nhất.

Ảnh minh hoạ

2. Các lỗi và mức phạt liên quan đến chữ ký, chứng từ kế toán

Ngoài trường hợp nêu trên, pháp luật hiện hành còn quy định các lỗi và mức phạt liên quan đến chữ ký, chứng từ kế toán. Cụ thể như sau:

Điều 4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính – Nghị định 41/2018/NĐ-CP

1. Các hình thức xử phạt chính:

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Các hình thức xử phạt bổ sung:

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 12 tháng;

c) Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.

Điều 5. Các biện pháp khắc phục hậu quả – Nghị định 41/2018/NĐ-CP

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt quy định tại Điều 4 Nghị định này còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

1. Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ;

2. Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo;

3. Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

4. Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

5. Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán;

6. Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;

7. Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề;

8. Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị;

9. Buộc khôi phục lại sổ kế toán;

10. Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán;

11. Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính;

12. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

13. Bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định;

14. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

Nguồn: Thư viện pháp luật
Thông tin liên hệ: MKLaw

Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, P.Hòa Thuận Đông, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.
Điện thoại: 0773 11 22 33
Email:
lawmk.minhkhanh@gmail.com
Fanpage:
https://www.facebook.com/MKLawdn

 

mklaw

No Comments

Leave a Comment