8:00-17:30
0773 11 22 33
Search Menu
 
 > Kiến thức pháp lý  > Kiến thức chung  > Mẫu Hợp đồng tặng cho nhà ở, đất ở mới nhất 2023

Mẫu Hợp đồng tặng cho nhà ở, đất ở mới nhất 2023

1. Mẫu Hợp đồng tặng cho nhà ở, đất ở chuẩn, mới nhất 2023

1.1 Mẫu Hợp đồng tặng cho nhà ở, đất ở 1

1.2 Mẫu Hợp đồng tặng cho nhà ở, đất ở 2

2. Hướng dẫn cách soạn thảo Mẫu Hợp đồng tặng cho nhà, đất

Các bên có thể sử dụng các mẫu Hợp đồng tặng cho nhà đất có sẵn sau đó tải về và điền thông tin đồng thời có thể thay đổi một số thông tin sao cho phù hợp. Khi lập hợp đồng tặng cho nhà ở, đất ở cần chú ý các nội dung sau:

– Trong trường hợp bên giao kết hợp đồng là cá nhân:

  • Nếu các bên có từ hai người trở lên thì lần lượt ghi thông tin của từng người;
  • Nếu bên được tặng cho là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì ghi hộ chiếu;
  • Trường hợp có người đại diện, thì ghi họ tên, giấy tờ tùy thân và tư cách của người đại diện.

– Trong trường hợp bên giao kết hợp đồng là tổ chức thì ghi thông tin: Tên tổ chức (gồm cả tên viết tắt; trụ sở; thông tin người đại diện)

– Trong trường hợp vợ chồng có địa chỉ thường trú khác nhau, thì ghi địa chỉ thường trú từng người và của cả hai người;

– Điều kiện của nhà ở tham gia hợp đồng tặng cho nhà được quy định tại Điều 118 Luật nhà ở năm 2014.

Trong trường hợp ngôi nhà ở nông thôn thì ghi rõ từ xóm (ấp, bản),…;

– Ghi các thực trạng khác của ngôi nhà (nếu có) như: Quyền sử dụng bất động sản liền kề của chủ sở hữu ngôi nhà; các hạn chế về kiến trúc và xây dựng;

– Trong trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, thì ghi giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng của ngôi nhà đó;

– Trường hợp các bên có thỏa thuận khác về việc lệ phí thì ghi rõ bên nào nộp, số lượng nộp;

– Ghi các thỏa thuận khác ngoài các thỏa thuận đã nêu.

phần yêu cầu công chứng hợp đồng:

– Trong trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị Công chứng viên đọc hợp đồng, thì ghi người yêu cầu công chứng đã nghe đọc hợp đồng;

– Trong dấu ngoặc đơn ghi ngày tháng năm bằng chữ, nếu thực hiện công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng thì ghi giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn;

– Ghi địa điểm thực hiện công chứng;

– Ghi chủ thể hợp đồng là cá nhân giao kết; nếu có bên nào đó gồm từ 2 người trở lên, thì lần lượt ghi họ tên, giấy tờ tùy thân của từng người;

– Nếu có bên là tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của tổ chức đó và ghi họ tên, giấy tờ tùy thân và tư cách của người đại diện.

3. Hợp đồng tặng cho nhà đất có phải công chứng không?

Tặng cho đất nhưng không sang tên xử lý thế nào?

Ảnh minh họa

Hợp đồng tặng cho là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, một bên giao tài sản của mình, một bên nhận tài sản và không có sự yêu cầu đền bù. Khi đó, bên tặng cho có thể tặng cho tài sản là:

– Động sản: Xe máy, xe ô tô, sổ tiết kiệm…

– Bất động sản: Nhà, đất…

Theo quy định tại Điều Ảnh minh họaẢnh minh họa Bộ luật Dân sự năm 2015: “việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản công chứng, chứng thực. Nếu tài sản đó bắt buộc phải đăng ký thì phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định.”

Lúc này, nếu tài sản không phải đăng ký thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ ngày hai bên chuyển giao tài sản. Nếu tài sản phải đăng ký theo quy định thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu.

4. Giấy tờ cần khi công chứng Hợp đồng tặng cho nhà, đất

Căn cứ vào quy định nêu trên và Điều 40 Luật Công chứng 2014, hợp đồng tặng cho nhà, đất bắt buộc phải lập thành văn bản và thực hiện thủ tục công chứng tại Phòng/Văn phòng công chứng, chứng thực tại UBND cấp xã, phường, thị trấn.

Theo đó, những giấy tờ cần phải chuẩn bị để thực hiện công chứng hợp đồng gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu)

– Dự thảo hợp đồng tặng cho (Nếu có)

– Giấy tờ tùy thân:

  • Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu của các bên tham gia giao dịch
  • Hộ khẩu
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (độc thân), đăng ký kết hôn (vợ chồng),…
  • Giấy khai sinh để chứng minh quan hệ huyết thống giữa người được tặng cho và người tặng cho

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung cư,…
  • Bản vẽ hiện trạng (nếu có)
  • Các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản: Di chúc, văn bản thừa kế, thỏa thuận tài sản riêng,..

Nguồn: Thư viện pháp luật  
Thông tin liên hệ: MKLaw
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, P.Hòa Thuận Đông, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.
Điện thoại: 0773 11 22 33
Email: lawmk.minhkhanh@gmail.com 
Fanpage: https://www.facebook.com/MKLawdn

mklaw

No Comments

Leave a Comment